Xu hướng bất động sản đang dịch chuyển mạnh mẽ về các tỉnh lẻ, những khu vực có tiềm lực và thế mạnh kinh tế, du lịch, hạ tầng lại càng có sức hút...
Nếu trước đây, Hạ Long luôn là địa bàn đứng đầu trong thu hút đầu tư bất động sản tại Quảng Ninh thì giờ đây các địa bàn khác trong tỉnh Quảng Ninh như: Móng Cái, Vân Đồn, Uông Bí... đều là những thị trường vô cùng tiềm năng. Trong đó, Móng Cái với điểm khác biệt là thành phố cửa khẩu phát triển bậc nhất cả nước - nơi giáp ranh giới Trung Quốc sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư.
Từ 2017, bất động sản Móng Cái nổi lên như một hiện tượng khiến nhiều người không khỏi thắc mắc điều gì làm các đại gia địa ốc chuyển hướng vào địa bàn này. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế tiềm lực kinh tế - xã hội của Móng Cái có thể thấy rằng việc nơi đây trở thành điểm nóng bất động sản là điều tất yếu.
Về kinh tế, năm 2017 Móng Cái có tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 1.885 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa đạt 994,7 tỷ đồng, tăng 7,8% so dự toán tỉnh giao, tăng 28% so với cùng kỳ (đạt cao nhất từ trước đến nay). Tổng khách du lịch đến Móng Cái đạt trên 2 triệu lượt người, tăng 30% so với cùng kỳ. Giá trị sản lượng công nghiệp đạt trên 7,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ.
Về hạ tầng giao thông, bên cạnh việc thực hiện 11 đồ án quy hoạch phân khu chức năng khu kinh tế cửa khẩu, thì hạ tầng cơ sở, giao thông tại thành phố cũng liên tục được cải thiện. Có thể kể đến những trục đường trọng yếu như tuyến đường cao tốc Vân Đồn- Móng Cái với tổng mức đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng.
Khi hoàn thành cùng với cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Móng Cái tạo nên tuyến giao thông đối ngoại kết nối Khu Kinh tế Cửa khẩu Móng Cái với cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là cửa ngõ nối Trung Quốc với ASEAN. Đặc biệt, các tuyến giao thông kết nối liên vùng và quốc tế như đường ven biển nối Móng Cái - Hải Hà, Cầu Bắc Luân II, Khu du lịch cao cấp Trà Cổ - Bình Ngọc - Vĩnh Thực, cáp treo ra đảo Vĩnh Thực…cũng là tiền đề để Móng Cái hoàn thiện các tiêu chí lên đô thị loại II vào trước năm 2020.
Đại diện Sàn giao dịch bất động sản Đất Xanh Miền Bắc nhận định, ngoài việc có thế mạnh về kinh tế phát triển, hạ tầng giao thông đồng bộ thì chính Quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là động lực khiến Móng Cái trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản phía Bắc. Nhất là xu hướng bất động sản đang dịch chuyển mạnh mẽ về các tỉnh lẻ, những khu vực có tiềm lực và thế mạnh kinh tế, du lịch, hạ tầng lại càng có sức hút, thì Móng Cái là khu vực không thể bỏ qua.
Chưa hết, với lợi thế "mặt tiền" cả về cửa khẩu, cảng biển, du lịch… không khó để nhận thấy trong thời gian gần đây, Móng Cái lột xác về mọi mặt trong đó bất động sản đang trên đà "hóa rồng", chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với hàng loạt dự án nhà ở, trung tâm thương mại, khu đô thị.
Được biết đến là cửa ngõ thông thương của nước ta với quốc tế, vì thế bất động sản tại Móng Cái rất có cơ hội phát triển nhờ những yếu tố thương mại của thành phố. Nếu Hạ Long bùng nổ nguồn cung về dòng sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng thì Thành phố Móng Cái lại tự tạo cho mình một phân khúc riêng biệt đó là các khu dân cư, khu đô thị đa dạng loại hình từ Shophouse, liền kề, biệt thự đáp ứng nhu cầu thực tế tại khu vực này.
Một trong số dự án điển hình phải kể đến Khu đô thị mới KaLong Riverside City với quy mô khoảng 48 ha được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng với tổng mức đầu tư là 451 tỷ đồng. Sở hữu vị trí đắc địa nơi cửa ngõ Móng Cái, và trải dọc 3km ven sông Kalong về phía Đông Bắc, kết nối trực tiếp với quốc lộ 18 nối Móng Cái với Hạ Long, gần cửa khẩu giao thương với Trung Quốc.
Có được địa thế này nên ngay từ khi chưa chính thức ra mắt, dự án đã được giới đầu tư quan tâm tìm hiểu bởi tiềm năng về giá trị thương mại, cũng như tính thanh khoản cao mà dự án mang lại.
Xét trên góc độ đầu tư, vị trí dự án đang là điểm giao thương sầm uất bậc nhất tại Thành phố Móng Cái, trong tương lai Kalong Riverside City hứa hẹn trở thành điểm trung chuyển hàng hóa, trung tâm thương mại - văn hóa quan trọng của thành phố.
Đặc biệt, khu Âu thuyền cũng được định vị là nơi thúc đẩy giao thương kinh tế giữa 2 nước Việt - Trung. Theo tính toán của chủ đầu tư, khi đi vào hoạt động nơi đây sẽ có lượng hàng hóa thông quan trên 100 container/ngày, là điểm sáng trên bản đồ kinh tế của Thành phố Móng Cái.